Văn hóa công ty Nhật coi trong nhân viên chăm chỉ, nhiệt tình, tài năng, trung thành với công ty. Tiền lương khởi điểm nhân viên mới đi làm thường thấp, nhưng qua nhiều năm cống hiến cho công ty nhân viên sẽ được hỗ trợ chi phí nhà ở, phí giữ trẻ, phí chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng cao,…
Lãnh đạo doanh nghiệp không dựa trên sự quyết đoán cá nhân mà xem trọng tính đồng thuận tập thể. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, người lao động bày tỏ sự ngưỡng mộ với ông chủ có tầm nhìn xa, giỏi điều hành, có chế độ phúc lợi tốt, tạo điều kiện chăm lo đời sống nhân viên hơn là những ông chủ chỉ quan tâm đến hiệu suất công việc.
Người lao động làm việc ở tập đoàn lớn có cơ hội được công ty đào tạo, môi trường công sở hoàn hảo, chế độ phúc lợi tốt, nhưng mức lương cơ bản sẽ thấp. Ngược lại các công ty vừa và nhỏ trả mức lương cơ bản cao và chế độ tăng lương, thưởng, du lịch, chăm sóc sức khỏe,… Sẽ được xem xét dựa vào thành quả lao động.
An ninh xã hội
Có hai loại an sinh xã hội chính:
Dịch vụ bảo hiểm quốc dân “Kokumin kenko hoken”
Chế độ chăm sóc sức khỏe “Kokumin kenko hoken” thường được người lao động bán thời gian, lao động tự do hoặc lao động thời vụ đăng ký. Bạn có thể đăng ký mua bảo hiểm tại văn phòng hành chính địa phương và bạn sẽ đóng phí bảo hiểm hàng tháng dựa vào mức thu nhập. Bảo hiểm chi trả 70% chi phí khám và chữa bệnh, người lao động trả 30% chi phí. “Kokumin kenko hoken” rẻ hơn so với các hình thức bảo hiểm khác nên được nhiều người lao động nước ngoài ưu tiên lựa chọn.
Dịch vụ bảo hiểm xã hội
Đây là một kế hoạch toàn diện hơn nhiều so với ở trên và là một hệ thống đóng góp, theo đó 50% chi phí bảo hiểm hàng tháng được chi trả bởi cá nhân thông qua các khoản khấu trừ từ tiền lương tại nguồn (giống như đóng góp của NHS ở Anh) và 50% chủ nhân của họ. Các công ty không chỉ có một số ít nhân viên có nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm này cho nhân viên của họ.
Với hệ thống bảo hiểm xã hội, hàng tháng người lao động đóng 50% tiền lương, chủ doanh nghiệp đóng 50% cho chi phí bảo hiểm xã hội. Đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội người lao động sẽ hưởng chế độ chăm sóc gồm: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp hưu trí. Người Nhật thường đăng ký bảo hiểm xã hội và sẽ nhận lương hưu sau khi đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội. Còn người lao động nước ngoài thường chọn đóng bảo hiểm quốc dân vì họ không làm việc lâu dài ở Nhật Bản
Chi phí đi lại: Một vài công ty hỗ trợ vé tàu điện ngầm hàng tháng cho nhân viên ở xa.
Chi phí kinh doanh: Công ty hoàn trả chi phí đi lại, ăn uống, lưu trú, chi phí phát sinh cho nhân viên trong các chuyến công tác và học tập nâng cao nghiệp vụ.
Lương làm tăng ca: Nhân viên làm thêm hơn 40 giờ/tuần thì công ty sẽ thương lượng để trả lương cho người lao động. Đối với cấp quản lý không được trả lương làm thêm giờ. Nếu doanh nghiệp thường xuyên làm thêm giờ thì nhân viên và quản lý sẽ ký một hợp đồng thường được gọi là “điều 36” và văn bản này sẽ nộp cho Phòng Thanh tra tiêu chuẩn lao động.
Nghỉ phép ngắn hạn / Nghỉ dài hạn: Nhân viên có việc và xin nghỉ phép ngắn hạn hoặc dài hàn thì không được Luật lao động qui định. Do đó, nhân viên và quản lý công ty sẽ tự thỏa thuận. Thông thường nhân viên có thể nghỉ phép không lương.
Nghỉ thai sản: Người lao động nghỉ thai sản 6 tuần trước ngày sinh dự kiến và nghỉ 8 tuần sau khi sinh. Người lao động nếu muốn đi làm sớm hơn phải có giấy chấp thuận của bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian nhân viên nghỉ thai sản, bảo hiểm xã hội sẽ chi trả 2/3 mức lương cơ bản hàng tháng.
Những trường hợp nghỉ phép công ty có trả lương
-Người thân qua đời:
Cha, mẹ, con, vợ (chồng) mất: Nghỉ tối đa 5 ngày
Ông bà, cháu, anh, chị, em bên nhà chồng (anh, chị, em, bên nhà vợ), cha, mẹ, bên nhà vợ (chồng): Nghỉ phép tối đa 3 ngày
-Lễ tưởng niệm (Ngày giỗ) của cha, mẹ, vợ, chồng: Nghỉ tối đa 1 ngày
-Kết hôn: Nghỉ phép 5 ngày
-Nghỉ phép do tòa mời làm việc: Tùy vào thời gian tòa án mời làm việc mà công ty xét duyệt cho nhân viên nghỉ mấy ngày.