Xin chào!! Tên tôi là Rachel. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm cá nhân của tôi trong quá trình phỏng vấn cho một vị trí việc làm trong môi trường làm việc của Nhật Bản. Tôi sẽ giới thiệu khái quát về vấn đề, sau đó mở rộng theo một số điểm chính
Bước đầu trong quá trình tìm việc làm tiếng Nhật
Quản lý HR của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ thường đánh giá bạn từ thời điểm bạn gửi hồ sơ của mình. Lý lịch của bạn không bao giờ được dài vượt quá hai trang. Họ không có nhiều thời gian và họ sẽ không đọc qua trang đầu tiên (đôi khi họ thậm chí không xem hết được đoạn văn đầu tiên trong lý lịch của bạn), vì vậy bạn cần phải trình bày hồ sơ lý lịch một cách hợp lý và ngắn gọn, nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ nội dung về kỹ năng chuyên môn mà bạn muốn truyền tải.
Thể hiện thái độ lịch sự
Ngay cả khi bạn biết rằng bạn đang nói chuyện với một trợ lý chứ không phải người sẽ đưa ra quyết định thuê bạn, thì bạn vẫn phải giữ thái độ lịch sự và hòa nhã với người đó. Rất có thể họ là một nhân viên thân cận với ông chủ và họ có thể được hỏi xin ý kiến về bạn.
Điều quan trọng thể hiện sự lịch sự trong con người bạn đó là việc đảm bảo thời gian. Đừng bao giờ đến muộn! Họ sẽ không thuê bạn ngay lập tức nếu bạn lỡ đến trễ. Hãy chuẩn bị và sẵn sàng đối phó với những vấn đề bất cập có thể xảy ra trên đường đến buổi phỏng vấn, và trước hết bạn nên khởi hành thật sớm trước giờ vàng.
Sự tự tin là cần thiết
Chìa khóa để phỏng vấn thành công tại một doanh nghiệp Nhật Bản theo quan điểm của tôi là sự tự tin và cách ứng biến với những câu hỏi mang tính cá nhân. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ tiếp cận đến ban quản lý. Đừng để tâm đến việc nếu họ có bất chợt không nở nụ cười hoặc không nhìn thẳng vào bạn khi đặt câu hỏi. Họ vẫn luôn lắng nghe những điều bạn nói. Trong trường hợp của tôi, họ ghi lại tất cả những gì tôi nói. Một điều rất quan trọng mà bạn cần phải lưu ý đó là không phô trương và nói dối.
Kiểm tra một số kỹ năng tùy theo nhu cầu công việc
Sau buổi phỏng vấn, khoảng ba mươi phút, tôi phải làm một bài kiểm tra viết. Bài kiểm tra viết của tôi đó là viết một lá thư kinh doanh cho đối tác của mình. Tôi đã phải ứng dụng những kiến thức mà tôi đã học, cùng với những kỹ năng để giải quyết vấn đề được giao trong lá thư một cách tinh tế nhất. Ngoài ra, đừng lo lắng nếu phản hồi của bạn đối với vấn đề quá đơn giản và ngắn, miễn là lá thư của bạn đã bao gồm tất cả các điểm quan trọng, không cần thiết phải viết dài như một cuốn sách.
Nhận công việc
Hai tuần sau buổi phỏng vấn, tôi được thông báo rằng tôi đã trúng tuyển với vị trí trợ lý hành chính. Tôi đã phải trải qua một cuộc kiểm tra rà soát về kỹ năng chuyên môn, cũng như hiểu biết về văn hóa làm việc của người Nhật để chắc chắn rằng tôi hội đủ các yếu tố phù hợp với vị trí việc làm đó.