5 Điều Cấm Trong Môi Trường Công Ty Nhật Bản

Bạn mới tốt nghiệp đại học hoặc đang có dự định chuyển việc và ứng tuyển vào công ty Nhật. Văn hóa công ty Nhật Bản có một vài điều khác biệt bạn cần lưu ý. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ 5 hành vi bị cấm khi làm việc trong một công ty Nhật Bản.

Không nên vay mượn tiền đồng nghiệp. Ảnh shakin8.com

Vắng mặt không lý do

Bạn vắng mặt mà chưa xin phép quản lý. Điều ngày thể hiện bạn là nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, làm ảnh hưởng deadline cả nhóm. Trước khi nghỉ phép vài ngày bạn gửi mail xin phép quản lý để họ bố trí người khác làm thay vị trí bạn nhằm đảm bảo tiến độ dự án. Những tình huống như thế này dễ khiến sếp nổi giận và mất niềm tin vào bạn.

Trò chuyện trong giờ làm việc

Môi trường văn phòng công ty Nhật đòi hỏi tính nghiêm túc, hiệu quả và chuyên nghiệp. Nhân viên ‘tám chuyện’ không liên quan đến công việc đang triển khai là hành vi thiếu chuyên nghiệp. Ảnh hưởng tiến độ dự án, giảm hiệu suất lao động, ‘đánh cắp’ thời gian của chủ doanh nghiệp. Bạn nên làm việc chăm chỉ và thể hiện cho đồng nghiệp, quản lý biết bạn là nhân viên có trách nhiệm. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên nói chuyện riêng trong giờ làm việc.

Dùng điện thoại công ty với mục đích cá nhân

Thoải mái sử dụng điện thoại công ty cho mục đích cá nhân. Điều này không được phép làm ở công ty Nhật. Nhân viên các phòng ban tuân thủ quy định công ty chỉ sử dụng điện thoại bàn, điện thoại di động trong quá trình trao đổi khách hàng hoặc liên lạc các chi nhánh công ty. Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp như người thân bị đau, bạn nhờ người khác đón con,… Thì bạn chủ động báo với quản lý và xin phép được dùng điện thoại công ty vài phút vì điện thoại di động của bạn hết pin.

Sử dụng sai mục đích văn phòng phẩm

Kẹp giấy, tập hồ sơ, bút bi, giấy A4, bút tẩy, khay đựng tài liệu, bút chì,… Những vật dụng văn phòng phẩm này bạn không được sử dụng với mục đích riêng hoặc đem về nhà. Bạn biết rằng tất cả mọi thiết bị, đồ dùng đều là tài sản công ty. Tuy giá trị không nhiều nhưng nếu bạn ‘cầm nhầm’ thì đây được xem là hành vi đánh cắp và bị kỷ luật nặng. Vì với quan niệm của người Nhật, nhân viên không trung thực, tham lam tài sản nhỏ rồi sẽ biển thủ tài sản lớn công ty. Điều này khiến sếp không tin tưởng giao phó công việc quan trọng, con đường thăng tiến của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vay mượn tiền đồng nghiệp

Nếu bạn đang gặp vấn đề tài chính và có ý định vay mượn tiền của sếp hay các đồng nghiệp. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên từ bỏ ý định đó đi, đây là điều cấm kỵ, họ sẽ nhìn bạn như ‘người ngoài hành tinh’. Để giữ gìn tốt mối quan hệ công sở bạn nên tách biệt công việc và đời sống cá nhân. Bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của gia đình hoặc bạn thân để vay mượn tiền nhé.

Kết luận

Hãy nhớ rằng, bạn phải mất vài năm để gây dựng lòng tin nhưng chỉ một vài hành động nhỏ có thể hủy hoại đi tất cả. Trên đây là một vài lưu ý mà bạn để tâm suy ngẫm cũng như tuân thủ tốt các quy tắc trong môi trường công ty Nhật  để chặng đường sự nghiệp bạn phát triển và gặt hái nhiều thành công.

Top 4 câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn xin việc ở công ty Nhật Bản

Bất kể bạn là người Nhật hay không, có một số quy tắc về nghi thức kinh doanh mà bạn nên cố gắng nhớ trong một cuộc phỏng vấn việc làm ở công ty Nhật Bản.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là người phỏng vấn quan tâm đến cách trả lời câu hỏi của bạn. Nếu bạn có thể đưa ra câu trả lời với sự tự tin và tiếng Nhật thành thạo, điều này sẽ chỉ ra rằng bạn sẽ có thể giao tiếp với những người bạn trong tương lai tiềm năng của bạn.

Tuy nhiên, nếu câu trả lời của bạn là mơ hồ hoặc giao tiếp không tốt thì có nhiều khả năng rằng người phỏng vấn sẽ tiếp tục hỏi thêm các câu hỏi chi tiết mà có thể làm cho bạn cảm thấy không thoải mái.

  1. Tự giới thiệu bản thân

Cách tốt nhất để giới thiệu bản thân là một bài độc thoại ngắn về lịch sử công việc của bạn và lý do bạn đến Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản thích nghe rằng nhân viên của họ rất thích thú trong việc khám phá đất nước Nhật Bản vì vậy hãy cố gắng đưa ra một số điểm chính về những gì bạn đang làm việc tại Nhật Bản.

Vì đây là một câu hỏi phổ biến mà sẽ được yêu cầu trong hầu hết các cuộc phỏng vấn việc làm, tốt nhất là nên thực hành câu trả lời của bạn trước với người Nhật bản xứ.

  1. Tại sao bạn muốn tìm việc làm / làm việc ở đây?

Câu trả lời của bạn nên chứng tỏ rằng bạn phù hợp với vai trò vị trí việc làm mà công ty đang tuyển cũng như cho công ty thấy được lợi từ mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Đề cập đến một số thành tựu gần đây về công ty cũng là một chiến lược tốt để cho thấy bạn có thể theo kịp tin tức của nơi tuyển dụng.

Các công ty Nhật Bản không muốn nhìn thấy những khoảng trống lớn trong quá trình công việc của bạn trước đây. Họ cũng không muốn biết rằng bạn đã chuyển đổi công ty thường xuyên.

  1. Tại sao bạn lại rời công ty cũ đã làm việc trước đây?

Một chiến lược tốt hơn là sử dụng câu hỏi này để nói chuyện tích cực về công ty mà bạn đang phỏng vấn việc làm. Một câu trả lời an toàn là bạn rất thích thời gian đã làm việc của bạn tại công ty cũ vì đã học được rất nhiều kinh nghiệm nhưng bạn cũng cảm thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của bạn và công ty mới cung cấp nhiều cơ hội hơn. Nếu bạn đưa ra câu trả lời một cách trôi chảy và tự tin, thì người phỏng vấn của bạn sẽ không hỏi bạn nhiều câu hỏi chi tiết hơn.

  1. Bạn muốn làm gì trong tương lai?

Ví dụ nếu bạn là IT chuyên về game, mục tiêu của bạn có thể là hướng tới việc trở thành một kỹ sư lập trình web trong tương lai và đây có thể sẽ là điều bạn có thể cống hiến trong công ty mà bạn đang phỏng vấn. Hãy suy nghĩ về câu trả lời có thể chứng minh rằng làm thêm giờ làm sẽ phát triển kỹ năng của bạn và trở thành một nhân viên có giá trị hơn cho công ty.

Điều quan trọng cần nhớ khi trả lời những câu hỏi này là tập trung vào việc giao tiếp của bạn và nói chuyện một cách tự tin. Làm thế nào để bạn tự luyện tập những điều đó là quan trọng như những gì bạn nói khi nói đến một cuộc phỏng vấn việc làm Nhật Bản khi mà bạn tự tập trả lời phỏng vấn tại nhà.

TOP 4 câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn việc làm ở công ty Nhật Bản, biết và chuẩn bị trước được những câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm việc làm dễ dàng hơn cũng như có được công việc như ý muốn mà không phải gặp quá nhiều khó khăn trong quy trình trả lời câu hỏi phỏng vấn.

 

Nắm bắt Văn hoá và Môi trường làm việc Nhật Bản

Lần đầu làm việc ở Nhật Bản bạn sẽ hơi căng thẳng vì chưa biết cách ứng xử phù hợp với văn hóa nước sở tại. Bài viết dưới đây chúng tôi xin mạn phép chia sẻ vài quy tắc làm việc ở Nhật.

Văn hóa công sở công ty Nhật. Ảnh arc.aarpinternational.org

1.Giờ làm việc dài

Văn hóa làm việc người Nhật coi trọng sự chăm chỉ, ý chí vượt khó, lòng trung thành,… Hẳn bạn đã thấy hình ảnh người lao động ngủ gục trên tàu điện ngầm vì kiệt sức. Giờ làm việc hành chính theo quy định 8 giờ/ngày, giờ làm thêm không không quá 10 giờ/ngày (bao gồm giờ hành chính), không quá 40 giờ/tuần. Tại sao người Nhật lại dành phần lớn cuộc đời mình cho công việc như vậy? Hầu hết người lao động được giáo dục tinh thần làm việc hết mình vì công ty, vì sự phát triển của đất nước, vì cạnh tranh tiền thưởng dịp cuối năm và hy vọng công ty ghi nhận cống hiến để sớm được thăng chức. Ở Nhật, vấn đề thâm niên công tác vẫn còn chi phối rất lớn trong quyết định bổ nhiệm các chức vụ quan trọng và những nhân viên lớn tuổi thường có tiếng nói với ban lãnh đạo.

2.Uống rượu/bia với đồng nghiệp là một phần của công việc

Kết thúc ngày làm việc vất vả, nhân viên văn phòng thường tụ họp ăn uống. Không phân biệt chức vụ, cấp trên, cấp dưới đều hòa đồng vui vẻ với nhau. Người ta tin rằng việc uống rượu bia giúp giải tỏa căng thẳng, thắt chặt tình cảm đồng nghiệp, xóa bỏ bất đồng, tạo động lực cho các thành viên đồng lòng hoàn thành kế hoạch mục tiêu.

3.Tôn trọng đồng nghiệp lớn tuổi

Văn hóa công sở Mỹ, Phương Tây, nhân viên trẻ tuổi, giỏi chuyên môn, có nhiều đóng góp quan trọng có thể sẽ được cất nhắc nhanh chóng lên vị trí quản lý. Nhưng ở công ty Nhật không có chuyện đó. Việc thăng chức dựa vào thâm niên làm việc, năng lực, cống hiến,… Và nhân viên phải đi từng bước từ chức vụ thấp đến chức vụ cao chứ không được “một bước lên mây”. Trong cuộc họp các thành viên sẽ nhường quyền nói trước cho người có chức vụ cao rồi đến người lớn tuổi trình bày ý kiến. Lãnh đạo công ty thường dành sự tôn trọng và lắng nghe phát biểu của nhân viên lớn tuổi hơn là nhân viên trẻ. Người Nhật có 3 cách chào hỏi tùy thuộc vào địa vị, tuổi tác, mức độ thân thiết của mối quan hệ. Qua một vài dẫn chứng các bạn đã phần nào hình dung được địa vị người lớn tuổi trong xã hội và môi trường công sở Nhật Bản.

4.Sự im lặng và trầm tĩnh

Không nói chuyện riêng trong giờ làm việc, học cách nói giảm, nói tránh, đừng quá thẳng tính. Giữ bình tĩnh và luôn tỏ ra nhã nhặn trong mọi tình huống. Tập trung hoàn thành công việc được giao.

5.Sự khiêm tốn là điều nên có

Công ty phát triển, phòng bạn hoàn thành dự án vượt kế hoạch, bạn nhận được tiền thưởng cuối năm đúng nguyện vọng. Đừng nên vui mừng quá khích, học cách khiêm tốn. Vì thành công của bạn và công ty là nhờ sự cố gắng của tập thể nhân viên chứ không phải một mình công sức của bạn.

6.Không để việc cá nhân ảnh hưởng công việc

Việc bạn vừa có chuyện buồn ở gia đình, khó chịu về cách làm việc của anh (chị) đồng nghiệp, thất vọng vì đề suất của bạn không được sếp triển khai,… Bạn đừng nên bày tỏ sự chán nản, bất mãn, ghét bỏ,… Điều này không nên thể hiện ở công sở. Học cách làm chủ cảm xúc, ẩn đi suy nghĩ tiêu cực. Hãy xem đó là đặc điểm lý thú khi làm việc ở Nhật.

Điều tuyệt vời khi làm việc cho công ty Nhật Bản

Làm việc trọn đời

Hầu hết các công ty Nhật vẫn giữ quan điểm dùng nhân viên trọn đời. Trừ khi nhân viên vi phạm kỷ luật nặng, lười biếng, không chịu phấn đấu mới bị sa thải. Giới chủ Nhật Bản tin rằng Kaizen (cải tiến liên tục), mọi nhân viên có thể đào tạo được nếu họ kiên trì, chăm chỉ, có ý chí mạnh mẽ.

Tinh thần Samurai nổi tiếng là những chiến binh dũng cảm, trung thành,…Và ngày nay tinh thần võ sĩ đạo ấy được áp dụng vào doanh nghiệp Nhật Bản, trở thành văn hóa cốt lõi để đánh giá một nhân viên ưu tú với tiêu chí trung thành, chăm chỉ, ý chí kiên định,…Bạn biết rằng nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng  và kinh tế Nhật cũng chịu chung số phận nhưng giới chủ doanh nghiệp không sa thải nhân viên mà họ tìm cách cắt giảm chi phí, giảm lương, tìm hướng kinh doanh mới và cố gắng vượt qua khó khăn tạm thời. Họ hiểu rằng kinh tế có tính chu kỳ và mọi thứ sẽ dần khôi phục, họ xem nhân viên như người thân của mình và nhân viên xem công ty như đại gia đình của mình.

Ưu điểm làm việc công ty Nhật Bản. Ảnh beauty-pati.com

Không gian làm việc mở

Các phòng được lắp tường kính trong suốt. Phòng làm việc bố trí theo hàng với đầu hàng là bàn của quản lý sẽ rộng rãi hơn so với bàn nhân viên. Không gian mở giúp mọi thành viên dễ trao đổi công việc, tạo gắn kết, tiết kiệm chi phí xây dựng.

Coi trọng đào tạo chuyên môn nhân viên

Chủ doanh nghiệp Nhật Bản luôn muốn đào tạo nhân viên trở thành người giỏi nhất. Họ tuyển chọn đầu vào khắc khe và tin rằng tất cả nhân viên sẽ gắn bó trọn đời với công ty. Nhân viên lâu năm hướng dẫn tận tình nhân viên mới để đảm bảo họ am tường công việc được giao và hạn chế sai sót. Hàng năm công ty đều thuê công ty đào tạo đến bồi dưỡng chuyên môn cho tất cả nhân viên.

Phần thưởng cho nhân viên chăm chỉ

Quản lý công ty thấu hiểu bạn đang nỗ lực làm việc chăm chỉ và giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận. Họ sẽ trả thêm tiền phụ cấp tăng ca, tiền thưởng lớn vào dịp cuối năm.

Quan điểm người Nhật “Làm hết việc, chơi hết mình”. Dịp cuối tuần, sinh nhật nhân viên, ngày thành lập công ty, giáng sinh,… Nhân viên sẽ được thưởng iphone, ipad, dây chuyền vàng. Kèm theo là những bữa tiệc linh đình thâu đêm để tạo niềm vui, giải tỏa căng thẳng và thắt chặt tình đồng nghiệp trong cùng cơ quan.

Tìm được bạn đời ở công ty

Trên thực tế, bạn rất thân với nơi làm việc đến nỗi nhiều người Nhật tìm được đối tác từ bên trong công ty của họ và sau đó kết hôn với họ. Đó là tất cả các phần và gói của gói, và không giống như các công ty phương Tây, các công ty Nhật Bản tích cực khuyến khích nó bằng cách cho tiền nếu bạn kết hôn với một nhân viên công ty, hoặc nếu bạn có con.

Gắn bó với công ty dài lâu biết đâu bạn lại tìm được bạn đời của mình trong số các đồng nghiệp hoặc đối tác. Quy định phúc lợi công ty bạn sẽ được tặng quà tặng, tiền mừng kết hôn; một số công ty còn đài thọ phí giữ trẻ hàng tháng cho nhân viên có con nhỏ.

Chi phí đi lại

Hỗ trợ tiền vé tàu điện ngầm hàng tháng cho nhân viên ở xa công ty. Đây là chế độ phúc lợi phổ biến của các công ty Nhật.

Điều cần biết về chế độ lao động việc làm ở Nhật Bản

Văn hóa công ty Nhật coi trong nhân viên chăm chỉ, nhiệt tình, tài năng, trung thành với công ty. Tiền lương khởi điểm nhân viên mới đi làm thường thấp, nhưng qua nhiều năm cống hiến cho công ty nhân viên sẽ được hỗ trợ chi phí nhà ở, phí giữ trẻ, phí chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng cao,…

Lãnh đạo doanh nghiệp không dựa trên sự quyết đoán cá nhân mà xem trọng tính đồng thuận tập thể. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, người lao động bày tỏ sự ngưỡng mộ với ông chủ có tầm nhìn xa, giỏi điều hành, có chế độ phúc lợi tốt, tạo điều kiện chăm lo đời sống nhân viên hơn là những ông chủ chỉ quan tâm đến hiệu suất công việc.

Người lao động làm việc ở tập đoàn lớn có cơ hội được công ty đào tạo,  môi trường công sở hoàn hảo, chế độ phúc lợi tốt, nhưng mức lương cơ bản sẽ thấp. Ngược lại các công ty vừa và nhỏ trả mức lương cơ bản cao và chế độ tăng lương, thưởng, du lịch, chăm sóc sức khỏe,… Sẽ được xem xét dựa vào thành quả lao động.

Bảo hiểm xã hội. Ảnh works.sagooo.com

An ninh xã hội

Có hai loại an sinh xã hội chính:

Dịch vụ bảo hiểm quốc dân  “Kokumin kenko hoken”

Chế độ chăm sóc sức khỏe “Kokumin kenko hoken”  thường được người lao động bán thời gian, lao động tự do hoặc lao động thời vụ đăng ký. Bạn có thể đăng ký mua bảo hiểm tại văn phòng hành chính địa phương và bạn sẽ đóng phí bảo hiểm hàng tháng dựa vào mức thu nhập. Bảo hiểm chi trả 70% chi phí khám và chữa bệnh, người lao động trả 30% chi phí. “Kokumin kenko hoken” rẻ hơn so với các hình thức bảo hiểm khác nên được nhiều người lao động nước ngoài ưu tiên lựa chọn.

Dịch vụ bảo hiểm xã hội

Đây là một kế hoạch toàn diện hơn nhiều so với ở trên và là một hệ thống đóng góp, theo đó 50% chi phí bảo hiểm hàng tháng được chi trả bởi cá nhân thông qua các khoản khấu trừ từ tiền lương tại nguồn (giống như đóng góp của NHS ở Anh) và 50% chủ nhân của họ. Các công ty không chỉ có một số ít nhân viên có nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm này cho nhân viên của họ.

Với hệ thống bảo hiểm xã hội, hàng tháng người lao động đóng 50% tiền lương, chủ doanh nghiệp đóng 50% cho chi phí bảo hiểm xã hội. Đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội người lao động sẽ hưởng chế độ chăm sóc gồm: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp hưu trí. Người Nhật thường đăng ký bảo hiểm xã hội và sẽ nhận lương hưu sau khi đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội. Còn người lao động nước ngoài thường chọn đóng bảo hiểm quốc dân vì họ không làm việc lâu dài ở Nhật Bản

Chi phí đi lại: Một vài công ty hỗ trợ vé tàu điện ngầm hàng tháng cho nhân viên ở xa.

Chi phí kinh doanh: Công ty hoàn trả chi phí đi lại, ăn uống, lưu trú, chi phí phát sinh cho nhân viên trong các chuyến công tác và học tập nâng cao nghiệp vụ.

Lương làm tăng ca: Nhân viên làm thêm hơn 40 giờ/tuần thì công ty sẽ thương lượng để trả lương cho người lao động. Đối với cấp quản lý không được trả lương làm thêm giờ. Nếu doanh nghiệp thường xuyên làm thêm giờ thì nhân viên và quản lý sẽ ký một hợp đồng thường được gọi là “điều 36” và văn bản này sẽ nộp cho Phòng Thanh tra tiêu chuẩn lao động.

Nghỉ phép ngắn hạn / Nghỉ dài hạn:  Nhân viên có việc và xin nghỉ phép ngắn hạn hoặc dài hàn thì không được Luật lao động qui định. Do đó, nhân viên và quản lý công ty sẽ tự thỏa thuận. Thông thường nhân viên có thể nghỉ phép không lương.

Nghỉ thai sản:  Người lao động nghỉ thai sản 6 tuần trước ngày sinh dự kiến và nghỉ 8 tuần sau khi sinh. Người lao động nếu muốn đi làm sớm hơn phải có giấy chấp thuận của bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian nhân viên nghỉ thai sản, bảo hiểm xã hội sẽ chi trả 2/3 mức lương cơ bản hàng tháng.

Những trường hợp nghỉ phép công ty có trả lương

-Người thân qua đời:

Cha, mẹ, con, vợ (chồng) mất: Nghỉ tối đa 5 ngày

Ông bà, cháu, anh, chị, em bên nhà chồng (anh, chị, em, bên nhà vợ), cha, mẹ, bên nhà vợ (chồng): Nghỉ phép tối đa 3 ngày

-Lễ tưởng niệm (Ngày giỗ) của cha, mẹ, vợ, chồng: Nghỉ tối đa 1 ngày

-Kết hôn: Nghỉ phép 5 ngày

-Nghỉ phép do tòa mời làm việc: Tùy vào thời gian tòa án mời làm việc mà công ty xét duyệt cho nhân viên nghỉ mấy ngày.